Acid folic là gì và có công dụng như thế nào với sức khỏe

0
6
Pinterest

Acid folic là cái tên khá quen thuộc với nhiều người. Nhưng có lẽ rất ít ai hiểu được nó thực chất là gì và có những công dụng như thế nào? Hay thực phẩm nào có chứa dưỡng chất này dồi dào nên bổ sung? Những vấn đề băn khoăn này sẽ được Healthy ung thư giải đáp ngay qua những chia sẻ dưới đây.

Acid folic là gì?

Acid folic hay Vitamin B9 là dưỡng chất – vitamin quan trọng cho quá trình phát triển và phân chia các tế bào và góp phần quan trọng cho sự hình thành của tế bào hồng cầu, một loại tế bào máu. Bổ sung vitamin B9 trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh vì nó đóng vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào mới, giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển.

Acid folic – Dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể

Dạng bào chế và hàm lượng của Acid folic

Acid folic có những dạng và hàm lượng như:

Dạng viên uống

  • Viên nang: 5 mg và 20 mg
  • Viên nén: 400 mcg, 800 mcg và 1 mg
  • Viên nén không chứa chất bảo quản: 400 mcg và 800 mcg

Dạng tiêm

Dạng dung dịch như sodium folate: 5 mg/ ml

Vai trò của acid folic

Vai trò chung của acid folic

  • Acid folic tham gia vào quá trình nhân đôi ADN (nhiễm sắc thể của tế bào).
  • Vitamin B9 cũng cần thiết cho sự sản sinh các hồng cầu.
  • Acid folic cũng tham gia vào dị hóa (hoán chuyển) một số các acid amin.

Vai trò của acid với phụ nữ có thai

  • Acid folic có vai trò trong quá trình tạo các tế bào mới
  • Phòng ngừa dị tật bẩm sinh
  • Ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ
  • Phòng tránh bệnh thiếu máu

Vai trò của acid folic với trẻ em

  • Thúc đẩy sự phát triển thần kinh và trí tuệ của trẻ
  • Khả năng ngôn ngữ của trẻ
  • Sức khỏe trẻ nhỏ

Một số vai trò khác của Acid folic

  • Tăng cường chức năng não bộ
  • Điều trị thiếu folate
  • Điều trị bổ sung các rối loạn sức khỏe tâm thần

Trường hợp nào nên bổ sung acid folic?

Bổ sung Acid folic khi cơ thể bị thiếu Acid folic, dấu hiệu nhận biết:

  • Gặp vấn đề nhận thức như trầm cảm, khó tập trung, dễ quên, cáu kỉnh, sa sút trí nhớ
  • Đau nhức cơ thể
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, chán ăn kéo dài
  • Loét miệng, sưng lưỡi
  • Giảm vị giác

Với phụ nữ có thai

  • Acid folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị  mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ Acid folic và uống thêm thuốc bổ trợ chứa Acid folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các dị tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.

Thiếu, thừa Axit Folic gây ra những bệnh gì?

Thiếu Axit Folic gây ra những bệnh gì?

  • Đối với việc thiếu Axit Folic có thể dẫn đến việc làm chậm quá trình phân chia tế bào và tổng hợp ADN. Từ đấy, nó gây ra những ảnh hưởng cho các khu vực cần có sự tái tạo tế bào nhanh chóng như tủy xương.
  • Không chỉ vậy, khi thiếu Axit Folic nó sẽ chỉ gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp ADN, còn với quá trình tổng hợp ARN và Protein lại không bị tác động. Điều này dẫn đến việc tạo ra những tế bào hồng cầu lớn trong máu ( nguyên hồng cầu to) làm xảy ra tình trạng thiếu hồng cầu bình thường và là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.
  • Đặc biệt hơn là đôi với phụ nữ khi mang thai, việc bị thiếu Axit Folic sẽ gây ra những mối nguy hiểm lớn cho thai nhi. Thiếu Axit Folic trong thai kỳ có thể gây ra bệnh khuyết tật ống thần kinh, làm hở xương sống, hở hộp sọ và nguy hiểm nhất là vô não.

Thừa Axit Folic gây ra những bệnh gì?

Việc sử dụng Axit Folic quá liều có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh ở người mẹ và thai nhi, mẹ có thể gặp phải tình trạng bị co giật
  • Tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ vì khi mẹ thừa Axit Folic sẽ dẫn đến việc thai nhi bị hấp thụ kẽm kém, gây nguy cơ thiếu kẽm làm sinh con bị nhẹ cân.
  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa, dễ buồn nôn, đầy hơi, cơ thể chán ăn và sút cân. Khi mang thai vấn đề ăn uống, cân nặng của mẹ lại rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Vậy nên khi mẹ bị thừa Axit Folic thì không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà thai nhi cũng sẽ bị tác động rất lớn.

Acid folic chống chỉ định trong trường hợp nào?

Acid folic được sử dụng như một loại thuốc tạo máu, giúp điều trị chứng thiếu máu và Acid folic. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng ở một số trường hợp sau:

  • Người bị thiếu máu tán huyết hoặc đa hồng cầu
  • Người mẫn cảm với Acid folic

Khi sử dụng Acid folic nên thận trọng những điều gì?

  • Trong quá trình dùng Acid folic để cải thiện bệnh, nếu cơ thể không dung nạp thuốc, bệnh nhân nên ngưng sử dụng để tránh lãng phí tiền và ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Bên cạnh đó, không nên dùng Acid folic riêng lẻ hay phối trộn chung với vitamin B12 để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khi chưa thăm khám. Bởi việc dùng sai cách có thể gây thoái hóa tủy sống bán cấp.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng nên thận trọng, không tư ý sử dụng Acid folic khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi bệnh nhân có thể bị khối u phụ thuộc Folat.

Liều dùng – cách dùng Acid folic như thế nào?

Liều dùng:

Người lớn

  • Liều dùng thông thường cho người lớn thiếu máu hồng cầu to: 1 mg/ngày
  • Liều thông thường cho người lớn thiếu acid folic:
  • Nam, nữ trên 19 tuổi: 0.4-0.8 mg/ngày
  • Phụ nữ trong độ tuổi mang thai, mang thai và cho con bú: 0.8 mg/ngày

Trẻ em

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu acid folic:

  • Trẻ sơ sinh: 0.1 mg/ngày
  • Trẻ dưới 4 tuổi: 0.3 mg/ngày
  • Trẻ trên 4 tuổi: 0.4 mg/ngày
  • Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:
  • Trẻ 1-3 tuổi: 0.15 mg/ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: 0.2 mg/ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: 0.3 mg/ngày
  • Trẻ trên 14 tuổi: 0.4 mg/ngày

Cách dùng:

Mặc dù bổ sung acid folic cần thiết cho sức khỏe, bạn vẫn nên chú ý đến an toàn sử dụng thuốc để phát huy tính năng tốt của thuốc cũng như hạn chế các tác dụng phụ:

  • Nên uống thuốc theo hướng dẫn của nhãn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
  • Tránh uống thuốc với cà phê, nước trà, rượu vì chúng làm hạn chế khả năng hấp thu acid folic.
  • Khi dùng thuốc bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm chức chất xơ để tránh táo bón.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp dị ứng, xuất hiện tác dụng phụ (khó thở, chóng mặt, ngứa, sưng cổ họng…) nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để theo dõi.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

  • Acid folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

  • Vấn đề tương tác thuốc làm tăng khả năng bị tác dụng phụ hay làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh khác hoặc dị ứng với loại thuốc nào trước đây. Bạn nên đưa thông tin này đến bác sĩ kê đơn xem xét. Không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc đột ngột ngưng sử dụng mà không báo với người điều trị.
  • Nếu bạn có những vấn đề bệnh lý như bệnh thận, thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, nhiễm trùng, nghiện rượu… bạn không nên sử dụng acid folic. Bạn nên thực hiện các xét nghiệm và ghi rõ trong tiểu sử bệnh để bác sĩ kê đơn sử dụng loại vitamin này một cách an toàn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có dùng acid folic được không?

Thời kỳ mang thai

Nên bổ sung acid folic cho người mang thai, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt acid folic.

Thời kỳ cho con bú

Acid folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được acid folic.

Bảo quản acid folic

  • Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm mốc, tránh nơi có ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Không bảo quản thuốc trong tủ lạnh, phòng bếp, phòng tắm. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
  • Khi thuốc quá hạn hoặc rách bao bì bảo vệ bạn không được sử dụng chúng. Hãy xử lý thuốc theo tiêu chuẩn rác thải y tế, không vứt lung tung vào bồn vệ sinh, ống dẫn nước.

Acid folic có trong thực phẩm nào

Acid folic có trong thực phẩm nào?

Bên cạnh nguồn uống bổ sung, mẹ bầu vẫn nên tập trung nạp folate từ thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Băn khoăn Acid folic có trong thực phẩm nào? Mẹ tham khảo những gợi ý sau nhé:

  • Cam: Giàu Acid folic, cam còn là nguồn dồi dào của chất xơ và vitamin C vừa giúp tăng khả năng hấp thụ sắt, lại vừa giúp giảm nguy cơ táo bón khi nạp folate vào cơ thể.
  • Sữa, chế phẩm từ sữa: Ngoài Acid folic, sữa chứa nhiều protein và canxi, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
  • Măng tây: Trong các loại rau quả, măng tây chứa hàm lượng folate cao nhất. 5 cây măng tây chứa khoảng 1000 microgram Acid folic. Khi chế biến, bạn nên hạn chế nấu quá kỹ vì có thể làm mất chất.
  • Rau bina: Hàm lượng Acid folic trong rau bina rất cao so với các loại rau sẫm màu khác. Đây cũng là loại rau rất giàu sắt, cực kỳ lành mạnh cho phụ nữ mang thai ăn nhiều trong thai kỳ.
  • Bông cải xanh: Xếp sau măng tây và rau bina, bông cải xanh là lựa chọn lý tưởng khác cho thực đơn ăn uống hằng ngày của bà bầu giúp bổ sung thêm lượng folate cần thiết. Bà bầu còn có thể yên tâm ngăn ngừa hiện tượng táo bón khi ăn nhiều món rau này.
  • Lòng đỏ trứng: Vitamin A, vitamin D, Acid folic tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng gà.
  • Đậu tương: Các loại đậu chứa lượng folate dồi dào, cao nhất phải kể đến đậu tương. Các chế phẩm từ đậu tương: Sữa đậu nành, đậu phụ,…
  • Khoai tây: Ngoài Acid folic, khoai tây còn chứa kẽm hỗ trợ cho sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi.
  • Ngũ cốc thô: Đây là món không thể thiếu nếu mẹ bầu muốn cơ thể hấp thu tốt lượng chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết khác.
  • Quả bơ: Một nửa quả bơ chứa khoảng 90mcg folate, hơn nữa còn rất giàu chất béo lành mạnh axit béo omega 3 cực tốt cho tim mẹ và não bé.

Các bài viết của Healthy ung thư chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin liên hệ Nhà Thuốc An Tâm:

Website Nhà Thuốc An Tâm: https://nhathuocantam.org/

Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocantam.org

Địa chỉ: 05 Quang Trung, Phường Hiệp Phú, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0937542233

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here